Tìm hiểu bệnh răng miệng ở trẻ em?

R3
Câu hỏi 1: Khi nào thì trẻ nên được đưa đi khám răng miệng?
Bác sĩ: Khi trẻ bắt đầu mọc răng sữa khoảng 2-3 tuổi thì có thể gặp một số vấn đề về răng miệng, bố mẹ nên cho trẻ đi khám nếu có những vấn đề về răng miệng. Khoảng 6-8 tuổi nên cho trẻ đi khám về các vấn đề của xương hàm mặt, ở tuổi này bắt đầu thay răng vĩnh viễn và hình thành tương quan xương răng hai hàm, sẽ có những sai lệch về xương như hô, móm hoặc răng mọc lạc chỗ, khe thưa. Bố mẹ nên cho trẻ đi thăm khám để phát hiện những sai lệch về xương sớm, điều trị kịp thời. Nếu khám muộn, trẻ có thể lỡ cửa sổ điều trị tốt và không thể thay đổi được cấu trúc xương mặt.
Câu hỏi 2: Ở trẻ thường gặp những vấn đề gì về răng miệng?
Bác sĩ: Ở trẻ em thường mắc một số bệnh hay gặp như sau:
Sâu răng
R1
Sâu răng là một trong những bệnh phổ biến mà hầu hết trẻ em đều gặp phải. Tình trạng này xảy ra khi men răng và tủy răng bị các mảng bám trên răng ăn mòn khiến răng bị đau nhức, khó ăn uống, thậm chí trẻ có thể bị sốt.
Nguyên nhân là do chăm sóc răng miệng không tốt khiến vi khuẩn không được loại bỏ, trẻ ăn nhiều thức ăn ngọt hoặc chua, men răng yếu.
Triệu chứng của bệnh này là răng bị ê buốt, các chấm đen li ti có xu hướng to dần lên.
Viêm nướu/Viêm lợi
R4
Viêm nướu là tình trạng nướu có xu hướng bị viêm, sưng tấy và chảy máu khi trẻ mọc răng hoặc khi vôi sống bám vào chân răng. Nếu không được điều trị sẽ tạo điều kiện cho sâu răng phát triển, dẫn đến viêm nha chu,…
Viêm nướu là do nướu bị viêm do mọc răng, sưng nướu do vệ sinh kém, nhiễm trùng, khả năng miễn dịch kém hoặc do căng thẳng mãn tính. Dấu hiệu để cha mẹ nhận biết là nướu bé đỏ, sưng, đau, chảy máu, hôi miệng.
Bệnh viêm tuỷ răng
R2
Viêm tủy răng là tình trạng tủy và mô xung quanh chân răng bị viêm. Viêm tủy răng ở trẻ em là do sâu răng không được điều trị kịp thời tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào tủy răng.
Trẻ bị bệnh có thể gặp các triệu chứng như ê buốt, đau nhức khi ăn uống, sâu răng nặng đã lan đến tủy răng, đau dữ dội về đêm và sốt.
Răng lệch lạc, hô, móm
Răng hô, móm là một tình trạng lệch lạc phổ biến khiến răng hàm dưới chìa ra phía trước quá nhiều so với răng hàm trên (hàm dưới) và ngược lại (chìa ra ngoài).
Răng lệch lạc là hiện tượng một hoặc nhiều răng bị nghiêng, lệch, mọc quá mức, lệch vào trong hoặc khuất vào trong xương.
Răng bị móm ở trẻ em
R5
Răng hô/ vẩu ở trẻ em
R6
R7
Câu hỏi 3: Hướng dẫn chải răng đúng cách cho trẻ em?
Bác sĩ: Trẻ em nên rèn thói quen chải răng đúng cách ít nhất ngày 2 lần, sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ, bố mẹ nên hỗ trợ con chải lại để đảm bảo rằng răng được chải một cách sách sẽ, đôi khi cần kết hợp dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ hai răng khi dắt thức ăn. Đảm bảo rằng trẻ không ăn, hoặc không uống gì sau khi đánh răng trừ nước lọc vì nếu trẻ tiếp tục ăn hoặc uống sữa sau khi đánh răng thì vai trò của việc đánh răng hoàn toàn không có ý nghĩa. Quy trình bao gồm 5 bước sau:
  • Bước 1: Làm sạch khoang miệng
Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước trước khi đánh răng để làm sạch kẽ răng. Súc miệng bằng nước sạch trong 30 giây để loại bỏ thức ăn thừa còn sót lại trong khoang miệng.
  • Bước 2: Làm ướt đầu bàn chải và lấy kem đánh răng
Chọn bàn chải lông mềm để không tổn thương nướu. Làm ướt đầu bàn chải đánh răng và lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ lên đầu bàn chải.
  • Bước 3: Đánh răng đúng cách ít nhất 2 phút
Đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ với đường viền nướu, để phần kem đánh răng tiếp xúc với răng và nướu. Nhẹ nhàng chải răng theo chiều xoay tròn cả mặt nhai, mặt ngoài và mặt trong của hàm trên và hàm dưới. Lặp lại thao tác tương tự với mặt trong của răng cả hàm trên và hàm dưới. Đánh mặt nhai của răng hàm theo chiều từ trong ra ngoài.
Không nên chải răng theo chiều ngang tránh mòn men răng mà nên chải xoay tròn hoặc lên xuống dọc theo kẽ răng. Chải toàn bộ bề mặt răng, nướu và lưỡi nhẹ nhàng, không dùng lực mạnh ít nhất trong 2 phút.
  • Bước 4: Chải mặt lưỡi
Chải mặt lưỡi để làm sạch cặn bẩn, hạn chế tình trạng lưỡi trắng. Lưỡi trắng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng. Bạn có thể chải lưỡi bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng.
  • Bước 5: Súc miệng bằng nước sạch
Sau khi đánh răng xong hãy nhổ bọt và súc miệng lại bằng nước sạch. Ngoài ra, bạn nên dùng nước xúc miệng không cồn để làm sạch khoang miệng mà không gây rát. Hãy nhớ rửa sạch bàn chải và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Câu hỏi 4: Răng bị sâu thì nên điều trị như thế nào?
Bác sĩ: Răng sâu ở trẻ nên đi hàn lại sớm vì nếu để sâu quá lớn, sẽ gây viêm tủy hoặc cuống răng, ảnh hưởng tới việc mọc răng vĩnh viễn, rất đau đớn, và phải đi điều trị tủy răng rất phức tạp cho trẻ. Nếu đau viêm quá nặng có thể phải nhổ bỏ chiếc răng đó, gây ảnh hưởng đến ăn nhai của trẻ. Vì vậy, kiểm tra định kỳ tại các phòng khám Răng hàm mặt 1 năm 2 lần (mỗi 4-6 tháng/ lần). Hàn sớm nhất có thể các răng sâu.
R10 R9
Câu hỏi 5: Viêm lợi thì điều trị như thế nào?
Bác sĩ: Viêm lợi ở trẻ em nên được điều trị sớm để tránh lan viêm xuống tủy và cuống răng. Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng và viền lợi, lấy sạch cao răng mảng bám từng răng, bôi và uống thuốc chuyên dụng phù hợp để giảm viêm. Quá trình điều trị có thể phải đến phòng khám vài lần mới khỏi hoàn toàn. Sau khi điều trị thì cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách và định kỳ qua phòng khám để khám bệnh.
Câu hỏi 6: Điều trị tủy răng có đau không?
Bác sĩ: Điều trị tủy răng nói chung có đau, vì vậy bác sĩ thường phải tiêm thêm thuốc tê trước khi điều trị, ở trẻ em đa số không hợp tác vì vậy điều trị thường gặp rất nhiều khó khăn. Trong trường hợp điều trị lấy tủy có thể cần đi lại nhiều lần, và có đau trong mỗi lần nong rửa ống tủy tiếp. Bố mẹ nên thường xuyên cho trẻ đi khám định kỳ để đảm bảo không bị viêm tủy hoặc viêm cuống răng, giảm mức độ điều trị cho trẻ.
Câu hỏi 7: Răng đã điều trị có nên bọc răng lại để ăn nhai cho trẻ em không?
Bác sĩ: Răng đã điều trị kể cả răng sửa khá giòn và dễ gãy vỡ, vì vậy sau khi điều trị nên bọc/chụp răng cho trẻ, có hai loại thường dùng là loại chụp kim loại dùng cho răng phía sau, và chụp toàn sứ dùng cho răng phía trước vì thẩm mỹ hơn, màu giống với răng thật. Bọc/ chụp răng giúp cho trẻ ăn nhai tốt hơn, giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên cung hàm, giảm tỉ lệ gãy vỡ gây nhổ răng sớm.
Răng chụp thép ở trẻ em
R11
Răng chụp toàn sứ ở trẻ em
R12
Câu hỏi 8: Trẻ bị hô móm thì khi nào nên điều trị chỉnh nha – niềng răng?
Bác sĩ: Tùy theo từng trường hợp cụ thể, tuy nhiên đối với trẻ em bị móm hoặc hô nặng ho lùi hàm dưới, nên cho trẻ điều trị chỉnh nha sớm khoảng 6-12 tuổi, vì ở tuổi này xương còn tăng trưởng và có thể sữa chữa những sai lệch ngay cả sai lệch ở xương hàm mặt, cải thiện được nhiều hơn. Nếu chỉnh nha – niềng răng quá muộn sau 16 tuổi, có thể không chỉnh được xương hàm mặt, mức độ cải thiện kém hơn và đôi khi cần phẫu thuật cắt gọt xương hàm kèm theo.
R8
icon
icon
icon
icon