Câu hỏi 1: Cấy ghép nha khoa là gì?
Bác sĩ: Cấy ghép nha khoa là phương pháp dùng một trụ chân răng nhân tạo bằng Titanium đặt vào trong xương hàm tại vị trí răng đã mất. Trụ chân răng này sẽ thay thế chân răng thật, sau đó dùng răng sứ gắn lên trụ răng Implant tạo thành răng hoàn chỉnh.
Đến thời điểm hiện tại, cấy implant vẫn là phương pháp phục hồi răng mất hiện đại mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay. Không chỉ khôi phục vẻ ngoài tự tin, implant còn giúp người bệnh khôi phục khả năng ăn nhai và ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng, tiêu xương vô cùng hiệu quả.
Câu hỏi 2: Có nên cấy ghép implant không hay làm cầu răng?
Bác sĩ: Có thể thấy, cấy implant là phương pháp hiện đại giúp khôi phục răng mất rất hiệu quả, mang đến nhiều lợi ích như:
- Tính thẩm mỹ cao: so với các phương pháp trồng răng giả khác, cấy implant mang đến tính thẩm mỹ cao với kích thước, hình dáng và màu sắt có động tương đồng cao như răng thật.
- Khả năng ăn nhai cao: thông qua việc sử dụng trụ implant thay cho phần chân răng đã mất, phương pháp này mang lại khả năng ăn nhai như răng thật.
- Ngăn ngừa tiêu xương: khác với các cách làm răng giả thông thường, implant giúp khôi phục phần chân răng đã mất bằng trụ titan. Điều này giúp ngăn ngừa tiêu xương và các bệnh lý răng miệng khác như: tụt nướu, chạy răng, hôi miệng,…
- Tuổi thọ cao: trên thực tế, tuổi thọ trung bình của trụ implant dao động từ 20 – 30 năm. Nếu sử dụng đúng cách có thể lên đến trọn đời.
Nếu làm cầu răng, sẽ gây tiêu xương theo tuổi ở vùng răng mất, và tự nhiên lại mài hỏng đi hai răng bên cạnh để làm trụ, lâu dài hai trụ này cũng sẽ hỏng và rụng đi.
Câu hỏi 3: Khi nào nên làm và không nên làm cấy ghép nha khoa?
Bác sĩ: Là phương pháp phục hình răng mất hiệu quả, cấy ghép implant được khuyến khích thực hiện trong các trường hợp sau:
- Mất 1 hoặc nhiều răng nhưng không muốn can thiệp bằng phương pháp bọc răng sứ.
- Trường hợp mất răng nhưng các chân răng bên cạnh không đủ khỏe để làm trụ cầu
- Trường hợp mất răng nhiều hoặc toàn hàm, cần can thiệp bằng implant nhằm hạn chế tiêu xương hàm.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt implant sẽ được chống chỉ định sử dụng như:
- Những người có bệnh lý về tiểu đường, tim mạch, huyết áp,…
- Phụ nữ đang mang thai.
- Những người có bệnh lý về răng miệng gây viêm và ảnh hưởng đến vị trí đặt implant.
- Trường hợp người bệnh đã từng xạ trị xương hàm…
Câu hỏi 4: So sánh ưu nhược điểm giữa cấy ghép nha khoa và hàm tháo lắp, cầu răng?
Bác sĩ:
Hàm tháo lắp:
– Ưu điểm:
• Đơn giản, dễ thực hiện trong thời gian ngắn.
• Phù hợp với người cao tuổi, sức khỏe yếu.
• Chi phí thấp.
– Nhược điểm:
• Lực nhai yếu, không nhai được đồ cứng, dai.
• Vướng víu, bất tiện do phải vệ sinh thường xuyên.
• Thời gian dài sẽ gây tiêu xương hàm, tụt nướu, gương mặt lão hóa sớm.
• Thời gian sử dụng ngắn.
Cầu răng:
– Ưu điểm:
• Đẹp tự nhiên hơn hàm giả tháo lắp.
• Chức năng ăn nhai tốt hơn hàm giả tháo lắp.
– Nhược điểm:
• Gây tổn hại đến răng thật xung quanh.
• Thời gian dài sẽ gây tiêu xương hàm, tụt nướu.
• Dễ gây viêm nướu, hôi miệng.
• Chi phí cao và khả năng làm lại cao.
Cấy ghép nha khoa:
– Ưu điểm:
• Thẩm mỹ đẹp: răng được phục hình có hình dáng đẹp như răng thật.
• Chức năng ăn nhai tốt và tự nhiên như răng thật.
• Khắc phục tiêu xương ổ răng.
• Không xâm lấn, bảo tồn răng thật.
• Chi phí hợp lý so với độ bền lâu dài.
Nhược điểm:
• Thời gian điều trị dài.
• Cần chăm sóc kỹ như răng thật.
Câu hỏi 5: Quy trình cấy ghép như thế nào?
Bác sĩ: Các bước thực hiện trồng răng Implant cần được thực hiện một cách an toàn, khoa học nhằm hạn chế tối đa biến chứng, không gây đau nhức, ê buốt răng trong và sau khi trồng răng Implant.
- Bước 1: Đánh giá và lập kế hoạch: Bước đầu tiên là thăm khám và đánh giá tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Nha sĩ sẽ sử dụng X-quang hoặc CT scan để xác định vị trí cấy ghép và đảm bảo rằng có đủ xương hỗ trợ implant, lấy dấu bằng kỹ thuật số Scan, làm máng 3D và xét nghiệm tổng quát đảm bảo sức khỏe cho thủ thuật cấy ghép Implant
- Bước 2 :Gây tê và chuẩn bị vị trí cấy ghép implant: Implant, thường làm từ titanium, được đặt vào xương hàm. Một số trường hợp có thể cần thêm xương ghép để đảm bảo implant ổn định. Cắm trụ Implant ( làm phục hình tạm ngay nếu cần)
- Bước 3: Tái khám lành thương sau 1 – 2 tuần sau ngày cắm Implant
- Bước 4: Thời gian lành thương và Đặt abutment : Khám sau 4 tuần từ ngày cắm Implant, lấy dấu bằng công nghệ số Scan làm răng sứ sau 4 tuần – 6 tháng ( tùy loại dịch vụ implant, thường sau 4 tuần từ ngày cắm)
- Bước 5: Lắp mão răng: Cuối cùng, mão răng giả được làm theo kích thước và hình dáng phù hợp với răng thật của bệnh nhân sẽ được lắp đặt lên trên abutment. Gắn sứ sau lấy dấu kỹ thuật số ngày nay nhanh chỉ 24h – 72 h (thường 24h)
- Bước : Theo dõi và chăm sóc sau cấy ghép: Bệnh nhân sẽ cần thăm nha sĩ định kỳ 6 tháng để kiểm tra và chăm sóc implant cũng như vệ sinh răng miệng đúng cách.
Câu hỏi 6: Cấy ghép nha khoa mất bao lâu?
Bác sĩ: Trồng răng Implant mất bao lâu sẽ tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, số lượng răng bị mất, mức độ tiêu xương, teo nướu, khả năng lành thương và tích hợp của trụ Implant với xương hàm.
Thực tế, thời gian cắm một trụ Implant lên xương hàm (trường hợp đơn giản) sẽ cần khoảng 15 – 30 phút. Khoảng một tuần sau cấy ghép, nướu răng (mô mềm) xung quanh Implant sẽ lành, đây là thời điểm nên quay lại để tái khám, cắt chỉ, chụp phim kiểm tra.
Và cần 1 – 6 tháng thì trụ Implant mới tích hợp tốt với xương hàm và nướu. Lúc này, bác sĩ mới có thể tiến hành bọc mão sứ được thiết kế theo đúng tỉ lệ chuẩn cho khách hàng.
Câu hỏi 7: Cấy ghép có đau nhiều không?
Bác sĩ: Cấy ghép Implant sẽ không đau do trong quá trình thực hiện, khách hàng được gây tê cục bộ. Sau khi đặt Implant, khách hàng có thể cảm thấy đau nhẹ hoặc khó chịu nhẹ trong vòng 3 ngày đầu. Bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng chăm sóc răng miệng và kê đơn thuốc giảm đau. Nếu cơn đau không thể kiểm soát, cần đến ngay nha khoa để kịp thời xử lý.