Tìm hiểu về điều trị tủy răng?

D6
Câu hỏi 1: Khi nào thì nên điều trị tủy răng?
Bác sĩ: Hiểu một cách đơn giản nhất, điều trị tủy răng chính là tiến hành loại bỏ các phần tủy bị viêm, hoặc bị chết của răng bị bệnh, và sử dụng vật liệu phù hợp để thay thế bằng những tủy răng tự nhiên. Việc này được gọi là trám bít ống tủy. Trước đây, những răng có tủy bị bệnh đều được chỉ định loại bỏ. Răng được bác sĩ chỉ định điều trị tủy khi có dấu hiệu: răng sâu nặng ảnh hưởng đến tủy, răng bị mài nhiều, tủy bị hở do các va chạm sau tai nạn,… Bên cạnh đó, răng có các bệnh lý nặng ở vùng cuống như: sưng lợi, vùng cuống răng xuất hiện ổ nhiễm trùng, ổ nhiễm trùng nặng có mủ ở lợi gây sưng mặt,…
Câu hỏi 2: Tại sao nên điều trị tủy răng càng sớm càng tốt?
D3
Bác sĩ: Điều trị tủy răng răng càng sớm càng tốt là khuyến cáo chung của các chuyên gia nha khoa dành cho tất cả mọi người khi có tủy răng bị viêm nhiễm, tổn thương. Bởi, tủy răng được ví như trái tim của răng, giúp nuôi dưỡng răng khỏe mạnh. Một khi tủy răng bị tổn thương, chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh lý về răng miệng như: viêm tủy răng, hoại tử tủy, gây đau buốt, áp xe quanh chóp, tiêu xương răng… Trước kia, với các trường hợp bị viêm tủy răng đều phải nhổ bỏ, dẫn tới mất răng. Nhưng với sự tiến bộ của nha khoa hiện đại, tủy răng bị tổn thương sẽ được điều trị tủy răng để giúp ngăn chặn các bệnh lý răng miệng tiến triển phức tạp hơn, lây lan sang các răng khác.
Điều trị tủy răng sẽ chính là giải pháp tối ưu nhất để giúp bạn nhanh chóng loại bỏ những cơn đau nhức, khó chịu do viêm tủy gây nên, ngăn ngừa tình trạng tiêu xương diện rộng, cải thiện hiệu quả chức năng ăn nhai, đồng thời góp phần bảo tồn cấu trúc răng thật cũng như tránh các biến chứng xấu gây nguy hại đến sức khỏe.
Câu hỏi 3: Quy trình điều trị tủy răng như thế nào?
D2
Bác sĩ: Quy trình điều trị tủy sẽ được các bác sĩ tiến hành theo các bước cụ thể sau:
Bước 1: Bác sĩ thăm khám tổng quát và cho khách hàng chụp phim x-quang paronex tại vùng răng bị nghi viêm tủy,  nhằm xác định chính xác tình trạng viêm nhiễm cũng như hình dạng ống tủy để biết độ khó của ca chữa tủy, từ đó có thể lên pháp đồ điều trị phù hợp.
Bước 2: Trước khi tiến hành điều trị tủy răng bác sĩ sẽ thực hiện các bước vệ sinh răng miệng cho khách hàng, sau đó tiến hành gây tê trong phòng vô trùng khép kín để giúp bạn cảm thấy thoải mái, không đau và hợp tác tốt với bác sĩ trong suốt quá trình điều trị.
Bước 3: Sau khi gây tê xong, khách hàng sẽ được đặt đế cao su vào vùng răng cần điều trị tủy để cách ly răng ra khỏi nướu và khoang miệng, tránh tình trạng thuốc điều trị tủy rơi vào đường hô hấp hay tiêu hóa.
Bước 4: Điều trị tủy được thực hiện bởi máy khoan chuyên dụng để mở đường làm sạch ống tủy. Sau đó bác sĩ tiến hành trám bít lại cẩn thận bằng nhựa nha khoa chuyên dụng gutta percha, bảo tồn răng dài lâu.
Bước 5: Bác sĩ tư vấn cho khách hàng cách chăm sóc răng miệng và hẹn lịch tái khám.
Câu hỏi 4: Điều trị tủy răng có đau không?
Bác sĩ: Điều trị tủy răng thì bác sĩ sẽ có gây tê nhẹ nhàng tại chỗ trước khi làm, vì vậy trong quá trình điều trị không hề đau. Tuy nhiên, khi về nhà do phản ứng của cơ thể nên có thể có đau nhẹ vài giờ đến vài ngày. Bác sĩ sẽ kê thuốc thêm để uống giảm đau khi về nhà.
Câu hỏi 5: Răng điều trị tủy có cần làm bọc/ chụp sứ không?
Bác sĩ: Răng đã điều trị tủy rồi thường rất giòn và dễ gãy vỡ, giống cây bị khô, do vậy để tránh gãy vỡ thì rất nên bọc/chụp sứ bên ngoài để bảo tồn răng. Nếu trong trường hợp không làm bọc/chụp để răng bị gãy thì có thể phải nhổ bỏ răng đó, việc nhổ bỏ răng đã điều trị rất khó khăn, gây đau nhiều, bên cạnh đó, chi phí cấy ghép lại chiếc răng đó bằng implant nha khoa cũng vô cùng đắt đỏ.
D4
icon
icon
icon
icon